1. 强者不言 (Kẻ mạnh không nói nhiều)
Chỉ có kẻ yếu mới lải nhải nhiều lời.
Kẻ mạnh đa phần không rảnh oán than, dông dài nhiều lời.
Đời người không phải vì bạn oán trách vài câu mà có thể có hy vọng.
Cũng không phải vì bạn chỉ trích vài câu mà có thể thông suốt.
Kẻ mạnh thực sự đều hiểu rằng bản thân phải xông pha mới được.
Kim Quang – bạn của nhà văn Lý Tiếu Lai đến ngân hàng vay tiền đầu tư.
Bởi không có nhiều kinh nghiệm nên rất nhanh sau đó số tiền vay được đã bị lừa sạch.
Nên suốt ngày phải chạy vạy để trả nợ.
Một lần tình cờ, hai người gặp nhau trên phố, cùng ăn cơm nói chuyện.
Nói chuyện với nhau cả một buổi chiều, Kim Quang không hé răng nửa lời về hoàn cảnh khó khăn của mình.
Lý Tiểu Lai bắt đầu thấy khó hiểu, sau này mới hiểu ra được.
Anh ấy nói ra thì sao? Gặp người khác để kể khổ thì có tác dụng gì? Người khác cũng không giúp được gì cả.
Lấy câu chuyện làm quà, chẳng bằng giữ lại trong lòng, tự mình xử lý, tự mình gánh vác.
Đợi đến khi xử lý xong đống rắc rối đó thì lại đứng lên.
Như thế bạn mới hiểu ra rằng, kẻ mạnh không nói lời thừa thãi, hành động chiến thắng tất cả mọi câu oán giận.
2. 智者不辩 (Người hiểu biết không tranh luận)
Thời nhà Tống, Nam Đường đến xưng thần, đã phái một người có tài ăn nói cực kỳ lợi hại – Từ Huyễn.
Những người trên triều đường lúc đó đều rất lúng túng.
Tài tranh biện của Từ Huyễn độc nhất vô nhị, ai cũng không muốn mình bị mất mặt.
Tể tướng không chọn được người nên đã tìm đến Hoàng đế Triệu Khuông Dận (Tống Thái tổ) để xin ý kiến.
Triệu Khuông Dận nói rằng “rất dễ”, rồi phái một thị vệ không biết chữ đi.
Từ Huyễn vốn muốn diệt chết uy phong của những tên thư sinh nhà Tống.
Nhưng hắn nói cả nửa ngày, tên thị vệ kia đến một câu cũng không đáp lại.
Từ Huyễn không phát hiện ra, vẫn cứ lải nhải.
Thị vệ chỉ nói hai từ: “Ừm… ờ…”
Sau vài ngày, Từ Huyễn tự thấy mất mặt, thức thời ngậm miệng lại.
Triệu Khuông Dận hiểu rằng, tranh luận tốt nhất chính là im lặng.
Những người đã đến tuổi trung niên, mọi người đều đã định hình rồi.
Rất khó khiến một người thay đổi, cho nên thế giới của những người trưởng thành, chỉ sàng lọc, không giáo dục.
Lúc nào cũng tranh luận đi tranh luận lại đều rất mệt mỏi, trầm tĩnh mới là câu đối đáp tốt nhất.
3. 善者不评 (Người lương thiện không bình luận)
Nhà văn trẻ Tưởng Vạn Châu đã trải qua một chuyện như sau.
Có một năm, kết quả bình chọn cho giải văn học Lỗ Tấn đã khơi ra nhiều tranh luận.
Một nhà báo gọi điện cho Tưởng Vạn Châu, muốn cô lấy thân phận là phó chủ biên của tòa soạn bình luận về tác phẩm của một trong những người được giải.
Tưởng Vạn Châu uyển chuyển từ chối, nói rằng chưa từng đọc tác phẩm của đối phương nên không cách nào bình luận.
Nhà báo nọ không hài lòng, vẫn không buông tha, vội vàng đọc một đoạn thơ được nhận giải, hỏi quan điểm của cô.
Tưởng Vạn Châu bất đắc dĩ phải trả lời: “Chỉ dựa vào một đoạn thơ, tôi thực sự không biết phải nêu ra quan điểm như thế nào.”
Bình luận thiếu suy nghĩ với người khác là một kiểu xúc phạm với người đó và là một kiểu dung túng với bản thân.
Hàn Hàn từng mắng: “Một vài người đến cả bìa sách của tôi trông như thế nào cũng không biết vậy mà còn tùy tiện bình phẩm tác phẩm của tôi.”
Không tùy tiện bình luận, không nói lời thị phi, là thái độ chừng mực của một con người.
Mỗi người đều có cách sống và tác phong của riêng mình.
Học được cách tôn trọng, học được cách im lặng chính là sự lương thiện lớn nhất của một người.
4. 仁者不责 (Người nhân ái không trách móc)
Tào Tiết – tổ phụ của Tào Tháo có tiếng ở quê là người nhân hậu với mọi người.
Một lần, con lợn nhà hàng xóm chạy mất, mà con lợn này giống y hệt với con lợn trong nhà của Tào Tiết.
Khi người hàng xóm tìm đến nhà họ Tào, nói rằng đó là con lợn của nhà họ. Tào Tiết cũng không tranh luận gì với họ mà đưa con lợn cho họ.
Về sau, nhà hàng xóm tìm lại được con lợn nhà mình, nhà hàng xóm biết đã sai, liên tục xin lỗi.
Tào Tiết cũng chỉ cười cười, không hề oán trách hàng xóm.
人非圣贤, 孰能无过, 过而改之, 善莫大焉. (Nhân phi thánh hiền, thục năng vô qua, qua nhi cải chi, thiện mạc đại yên.) – ý là: Con người không phải là bậc thánh thân, ai cũng có thể phạm lỗi. Phạm lỗi sai mà có thể sửa thì không có chuyện nào tốt hơn chuyện này. Như vậy, phạm lỗi sai không phải là việc gì đáng sợ, chỉ cần biết và sửa sai là được.
Mọi người đều không phải là thánh nhân, ai có thể cam đoan cả đời này không phạm sai lầm chứ?
Sai rồi mà có thể sửa sai thì đó là điều tốt.
Một mực trách cứ người khác, khắp nơi đều là tội lỗi nặng nề của bản thân.
Học được cách im lặng, kiên nhẫn chờ đợi.
Chân tướng vẫn luôn hiện ra, hiểu lầm luôn có thể hóa giải.
Đây là một kiểu kiềm chế, cũng là một thái độ đúng mực.
Từng có một tiểu quốc đến Trung Quốc tiến cống ba bức tượng đồng giống nhau, làm hoàng đế mất hứng.
Nhưng tiểu quốc này đồng thời cũng đưa ra một câu hỏi: Trong ba bức tượng đồng này, cái nào đáng giá nhất?
Hoàng đế nghĩ ra rất nhiều cách, mời thợ châu báu đến kiểm tra, cân nặng – chế tác tất cả đều giống nhau. Vậy phải làm thế nào?
Sứ giả vẫn còn đang đợi để quay về báo cáo. Mang tiếng một nước lớn, không phải đến ngay cả chuyện nhỏ này cũng không biết chứ?
Cuối cùng, có một vị lão đại thần đã từ quan nói rằng ông ta có cách.
Hoàng đế liền mời sứ giả đến đại điện, trước ngực lão thần cầm ba cọng rơm, lần lượt nhét vào trong tai một bức tượng đồng, cọng rơm liền chui ra từ phía tai còn lại.
Cọng rơm ở bức tượng đồng thứ hai rơi ra từ trong miệng, mà cọng rơm vào bức tượng đồng thứ ba thì liền rơi vào trong bụng, một tiếng động cũng không có.
Lão thần nói: “Bức tượng đồng thứ ba là đáng giá nhất!”
Sứ giả im lặng không nói, đáp án quá chính xác.
“Dị kinh” có đoạn viết: “Quân tử thận mật nhi bất xuất (君子慎密而不出).” (Nguyên văn của câu: 子曰:‘乱之所生也,则言语以为阶。君不密则失臣,臣不密则失身,机事不密则害成。是以君子慎密而不出也。’”- nghĩa là: Khổng Tử nói: Sở dĩ sinh ra loạn lạc, nguồn gốc của loạn lạc luôn do lời nói mà khởi phát lên. Người nếu không ăn nói thận trọng thì sẽ mất đi sự ủng hộ của quân tử; quân tử nói chuyện nếu không thận trọng, thì sẽ mất mạng. Sự việc trong lúc tiến hành nếu không thận trọng thì sẽ không thể thành công. Cho nên, người quân tử giải quyết công việc, lời ăn tiếng nói phải vô cùng thận trọng, không làm những việc lăng nhăng thì cũng sẽ không nói những lời hàm hồ.)
Một quân tử thực sự luôn hiểu sự im lặng và không mở lời.
Bớt oán trách, bớt bình luận, bớt tranh luận, bớt chỉ trích. Người như vậy mới là người đáng giá.
Tác giả: 儒风君 (Nho Phong Quân)
Nguồn: 儒风大家 (Nho Phong Đại Gia)
Translator: Hanny Pei
Nguồn: https://mp.weixin.qq.com/s/OtCWKkGw6_uaCwcIHYtLTA
Xem thêm: https://blogchiasekienthuc.com/hoc-office/phim-tat-trong-excel.html