知足不辱, 知止不殆, 可以长久
Biết đủ không nhục, biết dừng không thua, trường tồn lâu dài.
Trong “Đạo Đức Kinh” có giảng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh.” (Nghĩa là: Kẻ biết người là trí tuệ, kẻ biết mình là sáng suốt.”)
Mức trí tuệ đỉnh cao nhất của một người là có thể nhìn thấu người khác, hơn nữa còn có thể quản lý được bản thân.
Đừng dùng tiêu chuẩn của bản thân đi bình luận cuộc sống của người khác, đừng dốc hết tâm tư nhúng tay vào cuộc đời của người khác.
Quản lý tốt lời nói và cử chỉ của bản thân, gieo hạt giống trong vườn nhà mình, mới có thể tránh xa thị phi phiền não, chung sống hòa thuận với người khác, đạt được sự thư thái tự tại.
1
Quản lý tốt đôi tay, đừng chỉ điểm người khác
Mạnh Tử có răn: “Nhân chi hoạn, tại hảo vi nhân sư.” (Nghĩa là: Cái sai lầm của con người chính là thích lên mặt dạy đời người khác.)
Bản thân tôi cũng cho là như thế.
Thế gian muôn màu muôn vẻ, thay đổi khôn lường, hạnh phúc của người khác, bạn chưa hẳn đã hiểu; nỗi khổ tâm của người khác, bạn chưa chắc đã biết hết.
Cái mà bạn gọi là đạo lý lớn lao, người khác cũng không phải là không hiểu, chỉ là hoàn cảnh không giống nhau, kinh nghiệm không giống nhau, lập trường khác nhau, quan niệm cũng khác.
Nếu như dùng nhận thức của bản thân đi chỉ điểm cuộc sống của người khác, lấy kinh nghiệm của bản thân đi cân nhắc đúng sai của người khác thì rất có thể sẽ dẫn đối phương đi lạc lối.
Thương nhân Trương Khang, gia cảnh giàu có, một lòng muốn trở thành nhà giàu nhất trong vùng.
Vài năm sau, dựa vào sức lực của gia tộc và đầu óc thông minh của bản thân mà làm ăn phất lên.
Em trai của ông là một thầy giáo, tuy kiếm không được nhiều tiền nhưng lại sống những ngày tháng rất nhàn nhã.
Trương Khang thấy thế, trong lòng lại vô cùng sốt ruột.
Mỗi lần gặp em trai đều chỉ tiếc rèn sắt không thành thép (恨铁不成钢) mà dạy dỗ một trận. Dưới yêu cầu của Trương Khang, em trai rời khỏi thư viện xông pha vào trong thành.
Nhưng điều khiến người ta kinh ngạc là, cậu em trai ở trong thành phố không những không kiếm được tiền mà áp lực trong lòng quá lớn, ngày càng gầy yếu, mắc phải bệnh nặng.
Hai năm sau thì phát bệnh mà chết.
Trương Khang tuy hối hận không thôi, nhưng cũng bù đắp không nổi nữa rồi.
Trên thế gian này không có chiếc lá cây nào mà hai mặt hoàn toàn giống nhau, đời người cũng không phải chỉ có một con đường.
Chuyện mà bạn có thể dễ dàng nắm trong lòng bàn tay thì người khác có thể bước đi rất khó khăn.
Người và vật mà bạn không xem trọng, đối với người khác mà nói có thể quan trọng vô cùng.
Mỗi người đều là diễn viên chính trong câu chuyện của mình, đều có cách sống riêng của mình.
Bạn có thể đưa ra rất nhiều kiến nghị cho người khác, nhưng lại không thể trả phí cho sự thất bại của người khác.
Nhất thiết đừng tự cho là đúng, dùng cách nghĩ phiến diện của mình để chỉ sai phương hướng cho cuộc đời người khác.
Những thói quen vạch định tương lai cho người khác, hành vi chỉ điểm giang sơn, thật ra chẳng phải hảo tâm mà là một kiểu tàn nhẫn.
Hãy thu bàn tay chỉ điểm người khác lại, bớt suy bụng ta ra bụng người (以己度人) một chút, bớt cưỡng chế yêu cầu một chút và tăng độ cảm thông lẫn nhau lên.
Thử tiếp nhận và thông cảm, học cách thấu hiểu và bao dung, đừng lo chuyện bao đồng mới là đức tu hành tốt nhất của đời người.
2
Quản lý tốt miệng mình, đừng bình phẩm người khác
Trong “Đạo Đức Kinh” có giảng: “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri.” (Tri giả bất ngôn: Người biết vạn vật biến hóa vô thường, cũng biết không thể miêu tả được cái bản chất của nó, cho nên không phát ngôn gì. Ngôn giả bất tri: người có thể miêu tả được cái đạo lý, nhưng lại không hiểu được cái bản chất biến hóa vô cùng của đại đạo.)
Người sáng suốt không bình luận người khác, chỉ chuyên chú vào bản thân; người ngu xuẩn thì đâm bị thóc, chọc bị gạo, đàm luận về người khác làm thú vui.
Không biết nhưng lại tùy tiện bình luận người khác là sự ác ý lớn nhất đối với con người, đáng để người ta chê trách.
Chỉ có quản lý tốt cái miệng, không xuất ngôn bừa bãi, hành động cẩn thận mới là cách sống yên phận khôn khéo.
Có một câu chuyện như thế này:
Có một cô tuổi ngũ tuần, bởi vì vận động quá độ nên tim đột nhiên ngừng đập dẫn đến tử vong.
Mọi người bàn tán xôn xao, có người nói rằng: bởi vì tình cảm mà hứng chịu tổn thương, không phát tiết được đi đâu, mới vận động quá độ.
Lại có người nói rằng: Cô cũng có tuổi rồi, vì chê cơ thể mình quá béo, không tiếc liên lụy đến cả sinh mệnh mình.
Chân tướng của sự việc vẫn chưa được điều tra rõ, những lời đồn đại nhảm nhí này đã truyền đi khắp phố lớn ngõ nhỏ.
Tuy nhiên, cô nỗ lực giảm cân là để kiểm soát thể trọng, để làm phẫu thuật cấy ghép cho đứa con bị bệnh ung thư của mình.
Không tiếc sử dụng thời gian một tháng để giảm 10kg, sốt ruột căng thẳng suốt đêm ngày mới không may qua đời.
Đứa trẻ đau thương tột độ khi biết mẹ đã qua đời, lại thêm những lời đàm tiếu vô căn cứ bên ngoài, không chịu nổi gánh nặng cũng đã theo mẹ rời khỏi thế gian này.
Những con người kia, không biết rõ chân tướng đằng sau sự việc lại tùy tiện nói năng nhảm nhí; những con người kia, không biết rằng những lời nói của bản thân mình có sức nặng cỡ nào, lại ăn nói lung tung hãm hại người khác xuống vực sâu.
Những điều mà chúng ta trông thấy nghe thấy trong cuộc sống, tất cả chỉ là một phần mười thực tế.
Những nỗi gian nan vất vả ở bên trong, hoạt động như con sóng ngầm, cũng chỉ có bản thân người trong cuộc mới hiểu rõ nhất.
Nhưng lời nói đã ra khỏi miệng, như bát nước đổ đi, khó có thể thu lại.
Những hậu quả thê thảm kia chúng ta không thể nào gánh vác nổi, sự dày vò trong thâm tâm càng khó có thể bình phục.
Chúng ta không hiểu người khác đã từng trải qua những gì, không thể lĩnh hội được sự đau khổ của người khác, nếu như không có cách nào giúp đỡ được thì xin hãy im lặng, giữ lấy lòng thiện lương.
Đừng chỉ mang theo thành kiến của bản thân mà đi bình phẩm người khác trước.
Chính vì vậy, mỗi ngày đều phải tịnh tâm thiền định và thường xuyên nghĩ lại xem bản thân mình có làm sai gì không, lúc tâm sự với người khác đừng nói chuyện thị phi của người ta.
(Câu gốc: 正所谓, 闲谈莫论人非, 静坐常思己过. => 意思是:每天都要安静地打坐,并经常要反思自己有没有过错,和别人谈心时,不要说别人的是非。)
Con người sống trên đời phải học được cách cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói. Nói nhiều lời ấm áp, bớt nói những câu từ phỏng đoán, không tùy ý bình luận, không dễ dàng đánh giá.
Quản lý tốt cái miệng của bản thân, tu dưỡng tốt tâm mình, làm điều tốt giúp mọi người, mới có thể thu hoạch được thiện ý của người khác và phúc phận lâu dài.
3
Quản lý tốt chân mình, không can dự người khác
Lão Tử có câu: “Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu. (知足不辱, 知止不殆, 可以长久)”
Người hiểu được cái gọi là đủ sẽ không sinh lòng áp bức và lăng nhục; người hiểu được cái gọi là có chừng mực thì sẽ không dẫn tới mầm họa.
Bất luận là người thân hay là bạn bè, không quấy nhiễu lẫn nhau mới có thể sống lâu dài với nhau, tình sâu nghĩa nặng.
Nếu không biết biên giới, lúc nào cũng đặt chân mình vào trong giày của người khác, thì chỉ tình cảm tan vỡ, không vui vẻ gì mà tan rã, lại càng khiến cho bản thân rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Trước đây, có một người yêu thích leo núi đi leo núi Hoa Sơn, giữa đường gặp một phu khuân vác, gánh trên vai hơn 50kg hàng hóa.
Đầu đầy mồ hôi, thở hổn hển đi trên đoạn cầu thang dốc đứng.
Thấy thế, anh ta sinh lòng thương cảm, tiến lên phía trước hỏi xem có cần giúp đỡ gì không.
Phu khuân vác lễ phép từ chối.
Anh ta cho rằng phu khuân vác đang khách sáo, liền trực tiếp dỡ hàng hóa trên vai phu khuân vác xuống.
Không ngờ rằng phu khuân vác vì sức nặng đó mà ngã trên mặt đất.
Hóa ra hàng hóa trên vai phu khuân vác rất nặng, vẫn luôn ở trong trạng thái căng thít lấy da thịt, nếu như đột nhiên giảm trọng lượng sẽ bị thương bởi không kịp giảm bớt lực.
Tục ngữ có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.”
(Câu gốc: 事非干己休多管, 话不投机莫强言. => Ý là: Việc không liên quan đến mình thì đừng quan tâm nhiều, nói không rõ đầu đuôi thì đừng miễn cưỡng nói ra.)
Trên thế gian này, rất nhiều chuyện đều xuất phát từ lòng giúp đỡ mù quáng, cuối cùng trở thành thêm phiền toái, chẳng giúp được gì.
Những việc không phân biệt nguyên do đều xuất phát từ lòng tốt, những chuyện mà tự ý đi can thiệp người khác thường sẽ quấy rầy tiết tấu của người khác, mang đến tổn thương nghiêm trọng cho đôi bên.
Mà người thật sự khôn khéo, hiểu được đối nhân xử thế thường có hạn.
Có thể thiện ý nhắc nhở, quan tâm hỏi han, nhưng đừng ép buộc can thiệp vào, trông thì như hao tâm tổn sức, kì thực tận lực nhưng không đạt được kết quả tốt, khiến cho người khác sinh lòng chán ghét.
Đúng như cổ ngữ có câu: “Không nhiều chuyện không gặp họa.” (Câu gốc: 无事一身轻, 少管不惹祸.)
Đời người vốn đã không dễ dàng, không ngáng chân, quấy nhiễu người bên cạnh là sự tôn trọng lớn nhất khi chung sống với mọi người, cũng có thể khiến cho bản thân tránh xa những mối họa, yên ổn tiến xa.
Trong “Quán Viên ký” có viết: “Mọi người tự quét lấy tuyết trước cửa nhà mình, đừng quan tâm đến sương khói trên ngói nhà người khác.”
Cả đời người, có thể viên mãn chính mình, đã không phải là chuyện dễ dàng, làm sao mà nhàn rỗi đi quan tâm đến cuộc sống của người khác nữa.
Huống hồ, mỗi người có một kế hoạch riêng, phương hướng riêng, cuộc đời cũng riêng.
Không tùy ý chỉ điểm, không tùy tiện bình luận, không làm phiền quá độ, cho người khác không gian cũng chính là cho bản thân thể diện.
Bật chế độ “đang xem”, mong tôi-bạn đều có thể quản lý tốt bản thân mình, không độ người khác, bớt chút phiền não, tâm không mệt, thoải mái tự tại trải qua cuộc sống của chính mình.
Tác giả: 逍遥子 – Tiêu Dao Tử
Nguồn: 老子道德经 (ID: LZDDJ-1) – Lão Tử Đạo Đức Kinh
Translator: Hanny Pei
Nguồn: https://baijiahao.baidu.com/s?id=1761771860729947431&wfr=spider&for=pc
Xem thêm: https://gavocsach.com/6-cau-noi-trong-doi-song-hon-10-nam-doc-sach/