Đời người như ván cờ, người biết thời cục thì sống, người phá vỡ thời cục thì tồn tại, người nắm giữ thời cục thì thắng.
Trước tiên, hãy cùng xem các đẳng thức sau:
1+1=1;
1+2=1;
3+4=1;
5+7=1;
6+18=1;
Khi bạn nhìn thấy những đẳng thức này, trực giác trong não bộ sẽ nhanh chóng nói với bạn rằng: Những cái đó là không thể.
Nhưng nếu như bạn thêm đơn vị vào phía sau mỗi một con số thì đã thay đổi thành đẳng thức như sau:
1 dặm + 1 dặm = 1 km
1 tháng + 2 tháng = 1 quý
3 ngày + 4 ngày = 1 tuần
5 tháng + 7 tháng = 1 năm
6 giờ + 18 giờ = 1 ngày
Như vậy, các đẳng thức này hoàn toàn có ý nghĩa.
Đây chính là một lối tư duy phá vỡ cục diện.
Thầy Lương – nhà văn truyền thông từng nói: “Cái gọi là phá vỡ cục diện, đơn giản mà nói chính là năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp.”
Khi trực giác khiến chúng ta đi vào trong một hoàn cảnh khó khăn nào đó, chỉ có phá vỡ cục diện trước mắt mới có thể nhìn thấy thế giới rộng lớn hơn.
01
Người không hiểu được phá vỡ cục diện, nội lực sẽ hao tổn nghiêm trọng.
Đời người chúng ta thường gặp phải các cục diện khó khăn khác nhau:
Không thích chuyên ngành này nhưng lại không có dũng khí chuyển chuyên ngành.
Muốn từ chức nhưng lại sợ công việc tiếp theo còn không bằng hiện tại.
Muốn học tập để nâng cao bản thân nhưng phát hiện bản thân căn bản không có nhiều thời gian rảnh.
…
Những người như vậy đều có một đặc điểm:
Nghĩ nhiều làm ít, luôn bị khoảng cách giữa hiện thực và lý tưởng bào mòn.
Trên mạng từng có một câu chuyện được kể như này.
Có một nữ sinh học chuyên ngành kế toán nhưng cô ấy lại không thích kế toán, thích thiết kế. Cô đã hỏi một anh chàng phải làm thế nào.
Anh chàng nói:
– Vậy em bảo lưu một năm, thi lại vào khoa kế toán xem.
Cô nữ sinh nói:
– Như thế không ổn. Em đã 20 tuổi rồi, học lại một năm rồi lại thi một lần nữa, đến lúc học xong tốt nghiệp thì cũng đã 25 tuổi rồi. Con gái 25 tuổi mới tốt nghiệp, tìm công việc hay yêu đương cũng sẽ không còn ưu thế nữa.
Anh chàng lại nói:
– Vậy em hoàn thành khóa kế toán trước rồi lại thi nghiên cứu sinh khoa thiết kế.
Cô nữ sinh lại nói:
– Như thế không được đâu, nghiên cứu sinh thì cao không tới mà thấp không thông, khó tìm được công việc nhất. Bây giờ sức cạnh tranh của nghiên cứu sinh còn không bằng cử nhân nữa.
Vì vậy, anh chàng mới đề nghị cô nữ sinh tranh thủ thời gian sau khi học ở trường xong thì tiếp nhận một vài hoạt động thiết kế, xen lẫn với việc ưu tiên tốt nghiệp khoa kế toán, sau đó lại vào nghề thiết kế.
Cô nữ sinh tiếp tục phản bác:
– Như thế cũng không được. Em muốn vào một công ty lớn ổn định một chút. Điều đầu tiên một công ty lớn đánh giá cao là học lực, chuyên ngành này của em không phù hợp thì đến lúc đó chắc chắn sẽ bị loại.
Đây chính là một vòng lặp không hồi kết, là từng cục diện chồng chất lên nhau. Những cục diện này khiến cô ấy vĩnh viễn không dám bước bước tiếp theo.
Học giả phân tâm học nước Mỹ – Karen Danielsen Horney trong cuốn “Xung đột trong nội tâm chúng ta” đề cập rằng:
Song, người không phá vỡ được cục diện sẽ mất thời gian cùng với việc tiêu hao nội lực bản thân.
Bạn càng tiêu hao nội lực bản thân một phút thì lại bớt đi một phút đi giải quyết vấn đề.
02
Có gan phá vỡ cục diện mới có thể ra khỏi nhà giam tư duy.
Nhà Triết học Arthur Schopenhauer nói rằng:
– Nhà tù lớn nhất trên thế giới này là nhận thức tư duy của con người.
Con người một khi dám phá vỡ cục diện, nhà giam tư duy sẽ bị mở ra hoàn toàn.
Mười mấy năm trước, Ngô Hiểu Ba kết hợp với CCTV kế hoạch quay phim phóng sự “Ba mươi năm kích động”.
Thời gian rất gấp gáp, chỉ có 4 tháng.
CCTV phái La Chấn Vũ – nhà sản xuất kênh Kinh Tế làm kế hoạch.
Lúc đó, tổ chương trình phải tiến hành phỏng vấn ba mươi nhân vật trong “Ba mươi năm kích động”, nhưng phát hiện căn bản không hẹn được mấy người, cả đoàn đội rơi vào trong tuyệt vọng.
Lúc này, La Chấn Vũ nói:
– Tại sao cứ phải phỏng vấn người đương sự? Không thể phỏng vấn những người bàng quan sao?
Người đương sự trong sách, không mời được một người nào, chỉ có thể phỏng vấn vòng ngoài.
Ví dụ, Trương Thụy Mẫn chẳng phải là người đã đập tủ lạnh sao? Chúng ta không phỏng vấn ông ấy mà tìm phóng viên đầu tiên viết bài ông ấy đập tủ lạnh.
Sau đó, tổ chương trình lập tức hành động, trong hơn hai tháng đã tìm được hơn 300 nhân vật râu ria liên quan đến người đương sự, tiến hành phỏng vấn hình thức tập trung.
Nhân vật nổi danh trong cuốn “Ba mươi năm kích động” cũng không có ai xuất hiện, nhưng lại quay rất thành công, cơ hồ đã ôm về tất cả giải thưởng lớn phim phóng sự năm đó.
Lúc đối mặt với hoàn cảnh không cách nào phỏng vấn được người đương sự, La Chấn Vũ luôn không nhốt mình vào trong cục diện “phỏng vấn người đương sự” không lối thoát đó, mà đi đến cục diện mới, lựa chọn phỏng vấn người bàng quan.
Đây mới là cao thủ phá vỡ cục diện.
Họa sĩ manga nổi tiếng Thái Chí Trung thường nói:
– Học lực là huy chương đồng, năng lực là huy chương bạc, quan hệ giữa người với người là huy chương vàng, mà năng lực tư duy là huy chương đặc biệt.
Bất luận làm chuyện gì, cố thủ tư duy theo quán tính, cứ xông pha một con đường, cố gắng không lấy lòng khắp nơi.
Khi bạn cảm thấy đi vào ngõ cụt, phải xem bên cạnh có lối ra hay không.
Chỉ có thay đổi theo tình thế, học cách đổi một góc độ để xem xét vấn đề, đối diện cục diện khó khăn lại vừa thành thạo.
03
Phá vỡ cục diện mới có thể thấy được thế giới lớn hơn.
Một nhà văn từng nói:
– Con người và vận mệnh chủ yếu bất đồng ở cách biệt của sức tư duy.
Ý nghĩ nếu không đúng thì có nhiệt tình và cố gắng hơn nữa cũng uổng công.
Trong phim “Lông gà bay lên trời” có một phân cảnh khiến người xem ấn tượng sâu đậm.
Lúc Trần Giang Hà vẫn chưa bước vào con đường lập nghiệp, Lạc Ngọc Châu đã dựa vào sự chăm chỉ và con mắt độc đáo của mình trở thành “Đại vương bít tất” số một.
Thấy Lạc Ngọc Châu làm ăn hot, tâm mọi người đều động, tới tấp năn nỉ Trần Giang Hà cũng dẫn dắt bọn họ tìm nhà xưởng bít tất, muốn cạnh tranh với Lạc Ngọc Châu.
Trần Giang Hà lại cho mọi người một cánh cửa kiếm tiền khác – bán bao tay da lợn.
Thời tiết lạnh dần, găng tay không phải là nhu yếu phẩm sao?
Mọi người lúc này mới hiểu.
Sau này, Trần Giang Hà nói:
– Không phải không có cơ hội, mà là xem trong mắt mọi người có cơ hội hay không; Không phải không có tiền, mà là xem trong mắt mọi người có cách kiếm tiền hay không!
Đúng như trong “Nhảy vọt” có một đoạn:
Cao thủ không phải là năng lực mạnh hơn chúng ta, IQ cao hơn chúng ta, định lực tốt hơn chúng ta. Chỉ là bởi tư duy của họ sâu hơn chúng ta, kiến thức rộng hơn chúng ta. Họ đã thấy được hệ thống lớn hơn.
Hệ thống này chính là cục diện.
“Không phá thì không xây được”. Người hiểu được phá vỡ cái thường quy để tư duy mới có thể trở thành người không tầm thường.
04
Vậy phá vỡ cục diện như thế nào?
Trưởng thành cũng giống như thăng cấp đánh quái, mỗi một giai đoạn có một cục diện khó khăn phải đối mặt.
Bạn chỉ có phá vỡ cục diện hiện hữu mới có thể bước bước tiếp theo.
Vậy phải phá vỡ cục diện hiện hữu thế nào? Dưới đây có bốn đề xuất như sau.
1. Tìm được “gốc rễ vấn đề”
Chúng ta đều đã nghe qua câu chuyện hòa thượng chia cháo.
Hai hòa thượng chia cháo, vị hòa thượng phụ trách chia cháo đương nhiên muốn chia cho mình nhiều hơn một chút, mà người còn lại đương nhiên không đồng ý.
Thế nào mới thật sự giải quyết được vấn đề này?
Khuyên một trong hai người họ nhượng bộ?
Hiển nhiên không ổn.
Phương án giải quyết hữu hiệu nhất là để một hòa thượng chia cháo, một hòa thượng chọn cháo.
Hòa thượng chọn cháo đương nhiên sẽ chọn bát nhiều hơn.
Để không bị thiệt, hòa thượng chia cháo chỉ có thể cố gắng hết sức chia hai bát nhiều như nhau.
Như vậy, hai hòa thượng mới có thể có được sự công bằng mà họ đều tán thành.
2. Có “tư duy thời gian”
Về vấn đề phá vỡ cục diện, còn có một điểm rất quan trọng là đưa góc độ thời gian vào trong suy tính.
Nếu như bạn học một kỹ năng, có thể thử lập ra mục tiêu lâu dài trước tiên, từng bước một phân tách mục tiêu, từng bước một cống hiến bản thân để tiến lên.
Nếu bạn chọn một công việc thì cân nhắc nhiều về tương lai phát triển của công ty đó chứ không phải chỉ nhìn vào mức lương và chế độ đãi ngộ trước mắt.
Nếu như bạn làm đầu tư, đừng ngại cân nhắc báo đáp và lợi nhuận của hạng mục đầu tư này từ chu kỳ lâu dài.
Chỉ có tư duy thời gian, cân nhắc các lựa chọn khác nhau từ thời gian dài hạn mới có thể đưa ra lựa chọn càng sáng suốt, cho bản thân càng nhiều lòng tin và động lực.
3. Nâng cao nhận thức
Hãy xem bức ảnh dưới đây:
Tin rằng trong mắt 90% mọi người đều sẽ trông thấy một khuôn mặt lồi ra.
Tuy nhiên, sự thực không phải như vậy.
Khi lật ngược bức ảnh, có thể nhìn rõ từ mặt bên của bức ảnh, đây là một gương mặt lõm vào trong.
Các nhà khoa học nhận thức giải thích rằng:
– Đó là bởi vì chúng ta trước giờ chưa từng thấy gương mặt lõm vào trong nên trong não không thể hình thành vẻ mặt lõm vào trong.
Người có trình độ nhận thức thấp, quan niệm kết cấu trong não người đó chỉ có một xu hướng, cho nên quyết sách đưa ra cũng rất hẹp.
Người có trình độ nhận thức cao, quan niệm kết cấu trong não người đó sẽ càng xa hơn, do đó quyết sách cũng linh hoạt hơn.
Nâng cao trình độ nhận thức mới là mấu chốt để một người phá vỡ cục diện
▽
Có câu nói rằng: “Đời người như ván cờ, người biết thời cục thì sống, người phá vỡ thời cục thì tồn tại, người nắm giữ thời cục thì thắng.”
Đời người chính là một quá trình không ngừng phá vỡ cục diện.
Bạn có thể phá được bao nhiêu cục diện thì có thể có được thành tựu lớn cỡ nào.
Kể từ ngày hôm nay, không ngừng nâng cao tư duy, dũng cảm đột phá biên giới của bản thân, thế gian này sẽ không có cục diện nào có thể vây hãm lấy bạn.
Nguồn: Nhìn thấu (Động Kiến)
Tác giả: Động Kiến Allergy
Dịch giả: Hanny Pei
Link bài tiếng Trung: https://mp.weixin.qq.com/s/Ja4bhevIzK-25kipaN3mQg
Xem thêm: https://gavocsach.com/dao-duc-kinh-quan-ly-tot-ban-than-khong-xen-chuyen-nguoi-khac/